Giá thép 2022 nhìn chung trải qua tháng 1- tháng 3 biến động tăng, giảm dần từ tháng 4 đến tháng 10, sau đó phục hồi nhẹ vào tháng 11 do chi phí tăng bù lại nhu cầu giảm.

Trong Q1/2022, cuộn cán nóng giao ngay tăng từ 4,840 NDT/tấn cuối năm 2021 lên mức giá cao nhất là 5,290 NDT/tấn tuần đầu tháng 3, tăng 450 NDT/tấn. Trong khi đó, giá thép cây giao ngay tăng 230 NDT/tấn từ 4,700 NDT/tấn lên 4,930 NDT/tấn trong tháng 3. Xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2 làm náo loạn thị trường thép toàn cầu, đơn hàng từ Châu Âu dịch chuyển sang thị trường Châu Á, đơn hàng thép xuất khẩu trong nước mở ra sự cải thiện đáng kể, nguyên liệu chồng chất tăng mạnh, giá thép cũng tăng theo.

Trước sự xáo trộn của tình hình dịch bệnh, áp lực suy giảm đối với kinh tế trong nước ngày càng lớn, Chính phủ đã tung ra các chính sách kích thích với mục tiêu ổn định tăng trưởng, thúc đẩy triển vọng thị trường. Thị trường vẫn lạc quan về sự cải thiện của nhu cầu, xu hướng nguyên liệu thô mạnh hơn đáng kể so với thành phẩm, điều này cũng thúc đẩy giá thép tăng trong thời điểm này.

Tuy nhiên, khi các yếu tố tích cực trong ngắn hạn lắng xuống, thị trường quay trở lại các nguyên tắc cơ bản cầu yếu- cung cao, trong khi kỳ vọng của thị trường về việc giải phóng nhu cầu vào mùa xuân không thành hiện thực nên đà tăng không thể tiếp tục.

Bước vào mùa cao điểm tháng 4/2022, thị trường trở nên nhạy cảm với nhu cầu. Do bất động sản suy thoái và các biện pháp kiểm soát covid chặt chẽ với chính sách cứng rắn không covid của Chính phủ nên nhu cầu thị trường chững lại. Từ tháng 1 đến tháng 4/2022, diện tích bất động sản mới khởi công do Cục Thống kê Quốc gia công bố là 397.39 triệu mét vuông, giảm 26.3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với ảnh hưởng vĩ mô ở nước ngoài, Cục Dự trữ Liên bang kiên quyết tăng lãi suất trên quy mô lớn với mục tiêu kiềm chế lạm phát, và hàng hóa ở nước ngoài nói chung giảm. Giá thép bắt đầu một sự suy giảm kéo dài. Sau khi giá thép giảm, các nhà máy thép bắt đầu giảm sản lượng, nguyên liệu thô giảm. Sự sụt giảm không dừng lại cho đến cuối tháng 10/2022, với giá xuống thấp nhất vào tháng 7/2022. Nhu cầu chậm chạp dù tháng 9-tháng 10 vốn là mùa cao điểm thị trường với “tháng 9 vàng, tháng 10 bạc”. Giá HRC và thép cây giao ngay Thượng Hải giảm lần lượt xuống 3,610 NDT/tấn và 3,620 NDT/tấn.

Giai đoạn thứ ba,kể từ tháng 11, giá thép chạm đáy và tăng trở lại. Sau tháng 11, chính sách vĩ mô đã được nới lỏng đáng kể. Lãi suất tăng chậm, trong khi Chính phủ hỗ trợ kinh tế bằng các chính sách giảm lãi suất cho vay, nới lỏng kiểm soát covid. Mặc dù dữ liệu bất động sản vẫn còn kém và nhu cầu giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đã có một làn sóng phục hồi trên thị trường. Giá HRC giao ngay đạt 4,160 NDT/tấn giữa tháng 12, phục hồi 500 NDT/tấn so với đầu tháng 11. Tuy nhiên, so với thời điểm đầu năm 2022, giá giao ngay đã mất 930 NDT/tấn.

2/ NGUỒN CUNG VÀ NHU CẦU THÉP

Nguồn cung: Do chính sách cắt giảm sản xuất trên thị trường vào cuối năm 2021 , sản lượng vào đầu năm 2022 ở mức thấp nhưng tăng trưởng theo tháng. Ước tính sản lượng thép thô hàng năm sẽ không vượt quá năm 2021.

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, trong 10 tháng đầu năm, sản lượng thép thô của Trung Quốc là 860.57 triệu tấn, giảm 2.2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Từ quan điểm cơ cấu, do ngành xây dựng suy yếu nhiều hơn các ngành khác nên sản lượng thép dài giảm nhiều hơn đáng kể so với sản phẩm thép dẹt. Sản lượng thép thanh giảm mạnh, đặc biệt trong nửa đầu năm và có sự gia tăng nhẹ sau tháng 9.

Nhu cầu thép: Nhu cầu thép sụt giảm vào năm 2022 là xu hướng chính của thị trường, các công ty bất động sản tiếp tục nợ nần chồng chất, số lượng công trình xây dựng mới giảm hai con số và dữ liệu tháng 10/2022 vẫn được xác định chưa chạm đáy.

Ngoại trừ sự khởi sắc của cơ sở hạ tầng và ô tô, các lĩnh vực nhu cầu khác đều có dấu hiệu chững lại. Nhu cầu thực tế đối với các sản phẩm thép có thể giảm khoảng 10%.

Xuất khẩu thép tăng trong quý 2 và duy trì mức tăng hàng năm trong quý 3 nhưng tiếp tục suy yếu theo quý. Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan ngày 7/11, Trung Quốc đã xuất khẩu 56.358 triệu tấn thép trong tháng 1-tháng 10, giảm 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái.

3/NGUYÊN LIỆU THÔ

Quặng sắt: Trong 10 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc là 920 triệu tấn, giảm 1.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù nguồn cung giảm nhẹ nhưng lợi nhuận kém các nhà máy thép đã chủ động giảm thu mua để quặng sắt không trở thành nút thắt nguồn cung của toàn chuỗi công nghiệp.

Xét từ lượng quặng sắt tồn kho, tổng lượng quặng sắt tồn kho giảm nhẹ vào năm 2022, nhưng vẫn ở mức cao và cơ cấu sẽ phân hóa. Tính đến ngày 18/11 , theo dữ liệu của Mysteel, tồn kho quặng sắt tại cảng là 133.19 triệu tấn, giảm 11.8 % so với cùng kỳ .

Giá quặng sắt 62%fe nhập khẩu vào Trung Quốc cuối năm 2022 mất hầu hết toàn bộ mức tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm, với mức đỉnh 160 USD/tấn vào tháng 3/2022, trở về 110-115 USD/tấn, tương tự như mức cuối năm 2021.

Than cốc: Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia, từ tháng 1 đến tháng 10/2022 , sản lượng than cốc cả nước sẽ là 396.84 triệu tấn, tăng 0.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào năm 2022 , than cốc không trở thành nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng công nghiệp, vì năng lực sản xuất than cốc mới được đưa ra và tăng trưởng sản xuất sẽ liên quan trực tiếp đến lợi nhuận và nhu cầu.

Thị trường than cốc về cuối năm đã cạn kiệt hàng tồn kho, đặc biệt là tại các nhà máy thép. Điều này cho thấy áp lực hạ nguồn tương đối cao, nên họ đã chủ động giảm dự trữ.

II/ TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNG NỬA ĐẦU NĂM 2023

1/ THỊ TRƯỜNG THÉP

Hướng tới năm 2023, mấu chốt của những mâu thuẫn trên thị trường vẫn nằm ở chỗ nhu cầu có phục hồi hay không và phục hồi đến đâu.

Thường thì các chính sách kích thích kinh tế sẽ cần khoảng 6-12 tháng để giúp thị trường cải thiện, như vậy thời điểm phục hồi sớm nhất sau khi các chính sách được công bố tháng 10/2022 sẽ phải tới tháng 3/2023 và muộn là tháng 10/2023. Về cơ sở hạ tầng, việc phát hành trái phiếu đặc biệt đang được đẩy nhanh và dự kiến ​​​​đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tăng tốc, vào năm 2023, nhu cầu chung của thị trường dự kiến ​​​​sẽ khởi sắc.

Về nguồn cung, thị trường vẫn sẽ đối mặt với tình trạng công suất sản xuất thép thô dư thừa tương đối, nếu Chính phủ không can thiệp chính sách, công suất dư thừa sẽ dẫn đến việc liên tục kìm hãm lợi nhuận sản xuất thép. Mặc dù chưa rõ ràng về nguồn cung thép trong 2023, thị trường vẫn kỳ vọng, sẽ có chính sách hạn chế sản xuất tương tự như năm 2021, thúc đẩy lợi nhuận các nhà máy thép cải thiện. Nguồn cung thép 2023 dự kiến ổn định hoặc giảm nhẹ so với 2022.

Xét về nhu cầu, bất động sản vẫn là tâm điểm của nhu cầu cuối. Nửa cuối 2022, chính sách BĐS trong nước đã thay đổi đáng kể, chính quyền trung ương và địa phương nới lỏng chính sách cho vay, điều này có thể khiến mặt tiền bất động sản Quý 2/2023 sẽ chạm đáy và xu hướng giảm dự kiến ​​sẽ kết thúc. Nhu cầu có sự phục hồi mở rộng từ sau Q1/2023.

Xem xét việc tiếp tục dự án, có thể vẫn còn dư địa cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vào năm 2023 để hỗ trợ nhu cầu về vật liệu xây dựng cùng với phía bất động sản. Tuy nhiên, có những tiềm ẩn áp lực nhất định, chủ yếu là do áp lực bên ngoài. Áp lực suy giảm đối với các nền kinh tế nước ngoài tiếp tục gia tăng và dự kiến suy thoái có thể gây áp lực lên xuất khẩu thép Trung Quốc.

Nhìn chung, vào năm 2023, mâu thuẫn giữa cung và cầu sẽ giảm bớt và xu hướng giảm có thể kết thúc, cho thấy mô hình tạo đáy và phục hồi trong năm.

Yếu tố áp lực: 

_Bất động sản yếu, nhu cầu chậm.

_Dịch bệnh tiếp tục lan rộng, ảnh hưởng tới hậu cần và nhu cầu.

_Tiềm ẩn áp lực bên ngoài do chiến tranh, suy giảm kinh tế thế giới.

_Dư thừa công suất tiếp tục.

Yếu tố hỗ trợ:

_Chính quyền dự kiến tiếp tục nới lỏng chính sách cho vay, tạo tiền đề cho bất động sản chạm đáy và phục hồi.

_Các chính sách giảm sản xuất tiếp tục, kiềm chế sản lượng.

_Nới lỏng kiểm soát covid, thúc đẩy nhu cầu thép.

_Các chính sách kích thích kinh tế cuối năm 2022 phát huy hiệu quả hỗ trợ thị trường năm 2023.

_Lãi suất điều chỉnh tăng chậm, giảm áp lực lên thị trường so với năm 2022.

Kịch bản có khả năng xảy ra nhất cho ngành thép là giá sẽ chạm đáy từ cuối năm 2022 đến hết Q1/2023 và sau đó sẽ tăng trở lại trong Q2. Mức đáy vào tầm 3,850-3,900 NDT/tấn cho thép cây và HRC giao ngay Thượng Hải trong Q1 và phục hồi lên 4,100-4,200 NDT/tấn trong Q2.

Trên thị trường chào giá về Việt Nam, mặt hàng HRC SAE1006 cũng có biến động tương tự với giá cả biến động ở mức thấp quanh 600 USD/tấn cfr Việt Nam cuối năm 2022 đến tháng 3/2023 và sau đó phục hồi lên khoảng 650-670 USD/tấn cfr Việt Nam Q2/2023.

2/ NGUYÊN LIỆU THÔ

Tiến vào năm 2023, nguyên liệu thô có khan hiếm hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường thép và thị trường có duy trì tâm lý găm hàng hay không. Nguồn cung quặng của Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tăng, hỗ trợ giá cả. Tuy nhiên, Trrung Quốc vẫn phải vật lộn với sự bùng phát của dịch COVID-19 đang lan rộng có thể kìm hãm sự phục hồi của nhu cầu, nên giá cả dự kiến biến động giảm tới hết tháng 3/2023 và có thể phục hồi nhẹ theo giá thép từ tháng 4-tháng 6. Phạm vi giá dao động trong khoảng 90- 125 USD/tấn cfr Trung Quốc.

Nguồn cung than luyện cốc dự kiến ​​sẽ tăng, sản lượng hàng năm có thể tăng khoảng 2%. Kỳ vọng trong nửa đầu năm 2023 , thị trường sẽ duy trì tâm lý xả hàng và các nhà máy thép sẽ không có đủ động lực để bổ sung kho do lợi nhuận thấp nên nguyên liệu thô khó có thể trở thành nút thắt nguồn cung cho ngành thép.

Thép dài còn gọi là thép xây dựng (sử dụng trong ngành xây dựng) như thép hình, thép thanh và thép cây.

Thép dẹt được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng như đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất các máy móc thiết bị công nghiệp, bao gồm các loại thép tấm, lá, cán nóng và cán nguội.

Nguon : Sat thep.net